Tìm hiểu về Bacillus thuringiensis (BT)

Bacillus thuringiensis (BT) là vi khuẩn gram dương, có khả năng tổng hợp protein gây tệ liệt ấu trùng của một số loài côn trùng gây hại, trong đó có sâu đục quả bông, các loài sâu đục thân ngô châu Á và Châu Âu. Chúng đều là sâu hại thực vật phổ biến, có khả năng gây ra những sự tàn phá nghiêm trọng. Bacillus thuringiensis có độc tính thuộc nhóm III, LD50 đường uống là >8.000 mg/kg. Thuốc rất ít độc đối với môi trường và ký sinh có ích, không độc đối với cá và ong mật.
Chế phẩm BT thực chất có nguồn gốc từ vi khuẩn, được sản xuất bằng phương pháp lên men vi khuẩn Bacillus thuringiensis. Sản phẩm lên men là độc tố ở dạng đạm tinh thể và bào tử. Độc tố này là những hợp chất cao phân tử không bền vững trong môi trường kiềm, môi trường acid mạnh và dưới tác động của một số loại men; không tan trong nước và trong nhiều dung môi hữu cơ, nhưng tan trong dung dịch kiềm có độ pH từ 10 trở lên, tan trong dịch ruột của ấu trùng sâu bộ Lepidoptera. Độ lớn của tinh thể độc tố từ 0,5-2 μm
Mỗi loài BT chỉ có hiệu lực trên một số nhóm côn trùng nhất định vì vậy hiệu quả phụ thuộc vào việc BT mang trên mình loại độc tố gì và loại gen nào. Thành phần protein tinh thể của Bt không những quyết định hoạt lực diệt côn trùng mà còn liên quan đến sự tồn tại các lớp gen Cry. Các protein 130kDa, diệt côn trùng cánh vẩy do gen cry1 mã hoá. Gen Cry 3 mã hoá protein có trọng lượng phân tử thấp hơn (66-73kDa), diệt côn trùng cánh cứng. Protein tinh thể diệt côn trùng hai cánh đa dạng nhất bao gồm các protein 130 kDa, 128kDa, 67kDa, 28kDa do gen cry 4, cry 10, cry 11 mã hoá. Các protein này đều có hoạt lực diệt ruồi, muỗi, tuy nhiên mức độ gây độc khác nhau.
Cơ chế tác động của BT tới côn trùng và làm côn trùng chết như sau:
-Bước 1: Xâm nhập vào các ấu trùng của côn trùng qua đường tiêu hóa.
-Bước 2: Protein Bt được hoạt hóa dưới tác động của môi trường kiềm trong ruột côn trùng.
-Bước 3: Chọc thủng ruột giữa gây ra sự tổn thương làm chúng ngừng ăn. Sau đó một vài ngày chúng chết.
Với những kiến thức cơ bản trên thì có thể kết luận như sau:
(1) BT là một loại vi khuẩn sống, muốn hiệu quả thì côn trùng phải ăn được con vi khuẩn này vào đường ruột hoặc ăn phải độc tố mà chúng sản sinh ra.
(2) Một khi côn trùng ăn phải BT thì chúng bắt đầu bỏ ăn, hệ tiêu hóa bị phá hủy từ từ, nên sau vài ngày cúng mới chết. Vì vậy, khi sử dụng sản phẩm trên thị trường, nếu phun BT mà sau vào chục phút, vài giờ mà côn trùng lăn ra chết hàng loạt thì sản phẩm đó không phải là BT, không có nguồn gốc vi sinh.
(3) BT không phải là thần thánh, chúng chỉ có hiệu quả trên một số côn trùng đặc thù, vì vậy chúng chỉ tiêu diệt được một vài loài sâu là chủ yếu. Chúng rất ít khi tiêu diệt các loài khác như rệp, rầy, muỗi... Vì vậy, khi sử dụng sản phẩm mà ngoài sâu ra còn loài côn trùng khác cũng chết đồng loạt thì có thể sản phẩm đã có thêm chất bảo vệ thực vật, kháng sinh hay là một chất hóa học nào khác.
(4) BT hoặc độ tố phải đi vào được tiêu hóa của côn trùng, thì mới làm tê liệt hệ tiêu hóa và làm chúng chết, vì vậy để sử dụng hiệu quả nên bổ sung thêm chất bám dính để BT được bán trên lá, từ đó côn trùng sẽ có xác suất ăn phải BT cao hơn.
Cuối cùng, sản phẩm BT là thân thiên với môi trường, nhưng không phải là thần thánh nó cần thời gian để phát huy hiệu quả, nó cũng giới hạn trong khả năng tiêu diệt sâu là chính. Nên bà con khi sử dụng phải hiểu rõ, hiểu đúng từ đó đem lại hiệu quả cao nhất khi sử dụng sản phẩm.
Chúc bà con một mùa vụ bội thu
Nguồn tài liệu: Internet và tổng hợp bởi Lê Phước Thọ

Tài liệu kỹ thuật khác

Kỹ thuật trồng một số cây ăn quả giàu vitamin

Kỹ thuật trồng một số cây rau quả giàu vitamin hướng dẫn trồng một số loại rau và trái cây giàu vitamin trong vườn gia đình (rau ăn lá, rau ăn củ, quả, đậu.

Email Zalo
0909 575 223